Tuesday, August 14, 2012

Fix error on VMware: Gtk-Message: Failed to load module "pk-gtk-module"

./VMware-Workstation-Full-8.0.4-744019.x86_64.bundle
Extracting VMware Installer...done.
Gtk-Message: Failed to load module "pk-gtk-module": libpk-gtk-module.so: cannot open shared object file: No such file or directory
Gtk-Message: Failed to load module "canberra-gtk-module": libcanberra-gtk-module.so: cannot open shared object file: No such file or directory


[root@tartini Downloads]# locate libpk-gtk-module.so
/usr/lib/gtk-2.0/modules/libpk-gtk-module.so
[root@tartini Downloads]# locate libcanberra-gtk-module.so
/usr/lib/gtk-2.0/modules/libcanberra-gtk-module.so



[root@tartini Downloads]# vi /etc/ld.so.conf.d/gtk-2.0.conf
/usr/lib64/gtk-2.0/modules



[root@tartini Downloads]# ldconfig

Thursday, August 9, 2012

9 thói quen tệ hại cần loại bỏ - Conmale

Bài viết này của anh Conmale admin diễn đàn HVA viết. Đây thật sự là những lời khuyên của 1 người anh đã và đang rất thành công trong lĩnh vực CNTT chia sẻ cho chúng ta:
1. Không chịu đọc tài liệu trước khi dùng:
Đây là một trong những thói quen tệ hại nhất nhưng lại thường gặp nhất. Có lẽ thói quen này nảy sinh từ tính thân thiện của "giao diện đồ hình" (GUI) khiến cho người dùng bồi đắp thói quen mò mẫm mà không cần đọc hướng dẫn nhưng cũng sử dụng được máy. Việc này không có gì đáng ngại đối với người dùng (rất) bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo đuổi ngành CNTT một cách nghiêm túc thì hãy bỏ ngay thói quen tai hại này bởi vì đây là rào cản lớn nhất cho sự phát triển. Kiến thức vững chắc không phải... mò mà ra. Tài liệu hướng dẫn không phải vô cớ mà được viết ra.
2. Đọc lướt:
Đây cũng là một thói quen tệ hại và phổ biến không kém. Ngay trên những diễn đàn, với những ý kiến và chỉ dẫn bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn có quá nhiều người chỉ đọc lướt để rồi quay lại tiếp tục thắc mắc. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm bởi vì nó rèn cho trí não thói quen đọc lướt. Việc này dẫn đến chỗ kiến thức thu thập một cách hời hợt, tạm bợ và chắp vá. Nếu những ý kiến bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn không chịu khó đọc kỹ và suy gẫm thì việc tham khảo, tổng hợp các sách tiếng nước ngoài gần như là vô khả thi.
3. Bắt chước mà không suy nghĩ:
Khi bắt đầu làm quen với những thứ trong ngành CNTT, cách dễ nhất là bắt chước làm theo từng bước. Nếu cứ nhắm mắt làm theo nhưng không hề suy nghĩ lý do tại sao mình làm như vậy, không thử đặt câu hỏi những gì xảy ra đằng sau những "bước" ấy thì không chóng thì chày sẽ tạo cho mình một thói quen tai hại: bắt chước không suy nghĩ không tư duy như một cỗ máy. Từ chỗ làm theo từng bước có sẵn mà không suy nghĩ đến chỗ biến thành thói quen thì khả năng nhận định và tư duy sẽ bị thui chột. Chẳng những vậy, thói quen này kiềm hãm sự thẩm thấu kiến thức xuyên qua hàng loạt những câu hỏi. Tự đặt câu hỏi chính là cách buộc trí não mình làm việc và là viên đá đầu tiên để dấn thân vào chỗ phát triển trí tụệ.

4. Sợ khó:
Sợ khó tưởng chừng quá thông thường trên mọi lãnh vực nhưng trong lãnh vực CNTT thì thói quen "sợ khó" là thói quen giết chết ngay bước đầu làm quen và phát triển. Chẳng có ngành nghề thực thụ, đòi hỏi trí tuệ mà lại dễ dàng hết. Thói quen "sợ khó" biểu hiện từ chuyện đơn giản như học ngoại ngữ (để có thể tham khảo thêm tài liệu ngoại ngữ) cho đến chuyện tự mình đối diện với những khó khăn trong khi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Thói quen này lâu dần ăn sâu và dẫn đến chỗ không muốn và không thể giải quyết được điều gì nếu chỉ cảm thấy có trở ngại. Nên tránh xa câu này: vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.
5. Viện cớ:
Quá trình tích lũy kiến thức luôn luôn có những khó khăn và trở ngại. Nếu chính bản thân mình không tự kỷ luật và tự nghiêm khắc thì chẳng còn ai trên đời này kỷ luật và nghiêm khắc giúp mình. Từ chỗ không kỷ luật và không nghiêm khắc, chỉ cần một thời gian rất ngắn có thể dẫn đến sự đổ vỡ, sợ hãi, chán nản và để bào chữa cho sự đổ vỡ thường là những viện cớ. Viện cớ chỉ để ẩn nấp sau cái cớ nhưng sự thật sụp đổ vẫn tồn tại. Tránh xa những câu như "nhà em nghèo", "hoàn cảnh khó khăn", "vì em là newbie" mà nên biết rằng vô số những người khác cũng như mình và thậm chí còn khó khăn hơn mình. Nên nhớ rằng, ngay khi dùng cái cớ để viện thì lúc ấy mình đã chính thức thất bại rồi.
6. "Đi tắt đón đầu":
Trên đời này chẳng có loại tri thức đích thực nào hình thành từ "đi tắt" và "đón đầu" cả. "Mì ăn liền" có cái ngon của nó nhưng chính "mì ăn liền" không thể hình thành một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ. Tri thức đích thực cũng như thức ăn, nó cần điều độ, liều lượng và thời gian để... tiêu hoá. Tư duy và thói quen "đi tắt" luôn luôn dẫn đến những lổ hổng khủng khiếp trong kiến thức. Những lổ hổng ấy xem chừng không nhiều và không quan trọng khi kiến thức còn ít ỏi và nhu cầu công việc còn sơ khai. Tuy nhiên, một khi đối diện với những khó khăn và phức tạp trong công việc và trong đời sống thì những thứ "đi tắt đón đầu" là nguyên nhân sâu xa của những đổ vỡ và thất bại. Hãy nhớ: đừng đi tắt và đừng đón đầu bởi vì chẳng có cái đường tắt nào trong hành trình đi tìm tri thức.
7. "Nghe nói là..."
Cụm "nghe nói là..." là một cụm phổ biến đến độ chóng mặt. Bất cứ một ngành khoa học hay có liên quan đến khoa học không thể dựa trên "nghe nói" mà luôn luôn cần dựa trên các bằng chứng khoa học và những bằng chứng ấy cần chính xác và cụ thể. Chính vì có thói quen "nghe nói" mà đánh rớt những cơ hội tìm tòi và kiểm chứng; những cơ hội quý báu để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Cái gì không rõ thì nên tìm tòi và đừng "nghe nói" mà phải được thấy, được phân tích và được kiểm chứng. Không bỏ được thói quen này thì cách tốt nhất đừng bén mảng gần bất cứ ngành khoa học nào vì chỉ chuốc lấy sự thất bại và lãng phí.
8. Niềm tin và hy vọng:
Trong khoa học, khi nói đến kết quả và sự kiến tạo hoặc thậm chí con đường đi đến sự kiến tạo và kết quả thì hoàn toàn không có chỗ cho "niềm tin" và "hy vọng" một cách mù mờ. Thói quen "restart" lại máy hay "restart" lại chương trình với "hy vọng" nó sẽ khắc phục sự cố đã trở thành thói quen cố hữu. Nếu không có điều kiện thay đổi nào khác thì có "restart" một triệu lần và hy vọng một triệu lần thì kết quả vẫn y hệt nhau. Đừng "tin" và đừng "hy vọng" vào sự thay đổi của kết quả nếu như chính bạn không kiểm soát và thay đổi để tạo thay đổi trong kết quả. Tất cả mọi hoạt động từ lập trình cho đến quản lý hệ thống, quản lý mạng, bảo mật, reverse engineering.... thậm chí đối với người dùng bình thường, khi kết quả không như ý, sự điều chỉnh là điều cần thiết thay vì lặp lại y hệt hành động và chỉ... hy vọng.
9. Không vì trí tuệ mà vì... "đẳng cấp":
Lắm bạn lao vào ngành này không phải là vì trí tuệ, vì kiến thức, vì đóng góp một cái gì đó ích lợi cho xã hội mà là vì... đẳng cấp mơ hồ nào đó. Nếu tiếp tục lao vào và chọn lấy một muc tiêu mơ hồ thì sẽ không bao giờ đi đến đích được. "Đẳng cấp" là một thứ mơ hồ, vô ích và đầy cá nhân tính nhưng khi nó biến thành thói quen và mục tiêu để nhắm tới thì nó chẳng mang lại được gì ngoài sự thất bại ngay từ đầu vì hoàn toàn không có một phương hướng nào cả. Trau dồi kiến thức hoàn toàn khác với việc xoa dịu mặc cảm ("đẳng cấp").

Theo: http://kmasecurity.blogspot.com/2012/08/9-thoi-quen-te-hai-can-loai-bo-conmale.html
thanks.

Friday, May 11, 2012

Vai trò của trí thức hay trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

Giản Tư Trung
Viện IRED

“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.
Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.
Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.
Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).
Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.
Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.
Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.
Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…
Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.
Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.
Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.
Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).
Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ…

Cám ơn tác giả.

Wednesday, April 25, 2012

Coming back to life


"Coming Back To Life"
PINK FLOYD

Where were you when I was burned and broken
While the days slipped by from my window watching
Where were you when I was hurt and I was helpless
Because the things you say and the things you do surround me
While you were hanging yourself on someone else's words
Dying to believe in what you heard
I was staring straight into the shining sun

Lost in thought and lost in time
While the seeds of life and the seeds of change were planted
Outside the rain fell dark and slow
While I pondered on this dangerous but irresistible pastime
I took a heavenly ride through our silence
I knew the moment had arrived
For killing the past and coming back to life

I took a heavenly ride through our silence
I knew the waiting had begun
And headed straight..into the shining sun

Thanks!

Thursday, April 12, 2012

Installing RPMforge for CentOS 5

The default RPMforge repository does not replace any CentOS base packages. In the past it used to, but those packages are now in a separate repository (rpmforge-extras) which is disabled by default.
You can find a complete listing of the RPMforge package packages at http://packages.sw.be/
Download the rpmforge-release package. Choose one of the two links below, selecting to match your host's architecture. If you are unsure of which one to use you can check your architecture with the command uname -i



The preferred rpmforge-release package to retrieve and to install in order to enable that repository is one of the two listed above.
Install DAG's GPG key

rpm --import http://apt.sw.be/RPM-GPG-KEY.dag.txt
 
Verify the package you have downloaded 
 
rpm -K rpmforge-release-0.5.2-2.el5.rf.*.rpm
 
Security warning: The rpmforge-release package imports GPG keys into your RPM database.  As long as you have verified the md5sum of the key injection package, and trust Dag, et al., then it should be as safe as your trust of them extends. 
 
Install the package 
 
rpm -i rpmforge-release-0.5.2-2.el5.rf.*.rpm
 
This will add a yum repository config file and import the appropriate GPG keys.
Then try to install something like this

yum install htop
 
thanks: http://wiki.centos.org/AdditionalResources/Repositories/RPMForge#head-5aabf02717d5b6b12d47edbc5811404998926a1b
 

 

Monday, March 26, 2012

SSH Login Without Password Using ssh-keygen & ssh-copy-id

You can login to a remote Linux server without entering password in 3 simple steps using ssky-keygen and ssh-copy-id as explained in this article.

ssh-keygen creates the public and private keys. ssh-copy-id copies the local-host’s public key to the remote-host’s authorized_keys file. ssh-copy-id also assigns proper permission to the remote-host’s home, ~/.ssh, and ~/.ssh/authorized_keys.

This article also explains 3 minor annoyances of using ssh-copy-id and how to use ssh-copy-id along with ssh-agent.

Step 1: Create public and private keys using ssh-key-gen on local-host

jsmith@local-host$ [Note: You are on local-host here]

jsmith@local-host$ ssh-keygen
Generating public/private rsa key pair.
Enter file in which to save the key (/home/jsmith/.ssh/id_rsa):[Enter key]
Enter passphrase (empty for no passphrase): [Press enter key]
Enter same passphrase again: [Pess enter key]
Your identification has been saved in /home/jsmith/.ssh/id_rsa.
Your public key has been saved in /home/jsmith/.ssh/id_rsa.pub.
The key fingerprint is:
33:b3:fe:af:95:95:18:11:31:d5:de:96:2f:f2:35:f9 jsmith@local-host

Step 2: Copy the public key to remote-host using ssh-copy-id

jsmith@local-host$ ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub remote-host
jsmith@remote-host's password:
Now try logging into the machine, with "ssh 'remote-host'", and check in:

.ssh/authorized_keys

to make sure we haven't added extra keys that you weren't expecting.
Note: ssh-copy-id appends the keys to the remote-host’s .ssh/authorized_key.

Step 3: Login to remote-host without entering the password

jsmith@local-host$ ssh remote-host
Last login: Sun Nov 16 17:22:33 2008 from 192.168.1.2
[Note: SSH did not ask for password.]

jsmith@remote-host$ [Note: You are on remote-host here]

The above 3 simple steps should get the job done in most cases.

We also discussed earlier in detail about performing SSH and SCP from openSSH to openSSH without entering password.

If you are using SSH2, we discussed earlier about performing SSH and SCP without password from SSH2 to SSH2 , from OpenSSH to SSH2 and from SSH2 to OpenSSH.

Using ssh-copy-id along with the ssh-add/ssh-agent

When no value is passed for the option -i and If ~/.ssh/identity.pub is not available, ssh-copy-id will display the following error message.
jsmith@local-host$ ssh-copy-id -i remote-host
/usr/bin/ssh-copy-id: ERROR: No identities found

If you have loaded keys to the ssh-agent using the ssh-add, then ssh-copy-id will get the keys from the ssh-agent to copy to the remote-host. i.e, it copies the keys provided by ssh-add -L command to the remote-host, when you don’t pass option -i to the ssh-copy-id.
jsmith@local-host$ ssh-agent $SHELL

jsmith@local-host$ ssh-add -L
The agent has no identities.

jsmith@local-host$ ssh-add
Identity added: /home/jsmith/.ssh/id_rsa (/home/jsmith/.ssh/id_rsa)

jsmith@local-host$ ssh-add -L
ssh-rsa AAAAB3NzaC1yc2EAAAABIwAAAQEAsJIEILxftj8aSxMa3d8t6JvM79DyBV
aHrtPhTYpq7kIEMUNzApnyxsHpH1tQ/Ow== /home/jsmith/.ssh/id_rsa

jsmith@local-host$ ssh-copy-id -i remote-host
jsmith@remote-host's password:
Now try logging into the machine, with "ssh 'remote-host'", and check in:

.ssh/authorized_keys

to make sure we haven't added extra keys that you weren't expecting.
[Note: This has added the key displayed by ssh-add -L]

Three Minor Annoyances of ssh-copy-id

Following are few minor annoyances of the ssh-copy-id.

  1. Default public key: ssh-copy-id uses ~/.ssh/identity.pub as the default public key file (i.e when no value is passed to option -i). Instead, I wish it uses id_dsa.pub, or id_rsa.pub, or identity.pub as default keys. i.e If any one of them exist, it should copy that to the remote-host. If two or three of them exist, it should copy identity.pub as default.
  2. The agent has no identities: When the ssh-agent is running and the ssh-add -L returns “The agent has no identities” (i.e no keys are added to the ssh-agent), the ssh-copy-id will still copy the message “The agent has no identities” to the remote-host’s authorized_keys entry.
  3. Duplicate entry in authorized_keys: I wish ssh-copy-id validates duplicate entry on the remote-host’s authorized_keys. If you execute ssh-copy-id multiple times on the local-host, it will keep appending the same key on the remote-host’s authorized_keys file without checking for duplicates. Even with duplicate entries everything works as expected. But, I would like to have my authorized_keys file clutter free

http://www.thegeekstuff.com/2008/11/3-steps-to-perform-ssh-login-without-password-using-ssh-keygen-ssh-copy-id/

Tuesday, March 20, 2012

Zigeunerweisen (Gypsy Airs Op. 20 Pablo de Sarasate)








I like Zigeunerweisen

Zigeunerweisen (Gypsy Airs Op. 20 Pablo de Sarasate) is a piece for violin and orchestra (or violin and piano) by the Spanish composer and virtuoso Pablo de Sarasate. It is Sarasate's most popular composition and is a favorite among violin virtuosos. It has been recorded many times by such notable violinists as Sarah Chang, Zino Francescatti, Jascha Heifetz, Itzhak Perlman, Kyung-Wha Chung, Gil Shaham, Midori Goto and Anne-Sophie Mutter. It was also played in the 2003 film, Together.

thanks for all